Ấu là một trong những loại cây thủy sinh mọc khá nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây quen gọi củ ấu là “nhân sâm của người nghèo” vì chúng chữa được nhiều bệnh nguy hiểm nhưng giá cả lại vô cùng bình dân.
Củ ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour, thuộc họ Ấu – Trapaceae hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, hạt dẻ nước, người dân quen gọi củ ấu là củ “sừng trâu” vì vẻ ngoài của chúng nhìn như những chiếc sừng của con trâu đực. Vào những ngày tiết trời se lạnh, thứ đồ ăn vặt dân dã như củ ấu lại được bán dọc các tuyến đường hay ở một số chợ. Nhìn bề ngoài xấu xí nhưng ruột củ ấu lại trắng, thơm và bùi.Các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, trong củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe như gluxit, đường glucose, protein… Trong 100g củ ấu có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie.
Củ ấu là loại thực phẩm lành mạnh và an toàn. Một chế độ ăn có củ ấu một cách vừa phải chính là chìa khóa giữ vững sự trường sinh, ngăn chặn tiến trình lão hóa ngay từ bên trong.Củ ấu chứa bí mật “trường sinh” mà ít người biết đến.
Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát. Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy. Loại củ ấu già rất tốt cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt ra nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược.
Các nhận xét
Không có nhận xét & đánh giá nào được gửi.