Hến được rửa sạch bùn và ngâm trong nước để nó nhả bớt chất bẩn. Cho vào nồi luộc tới khi đa số hến mở miệng. Con nào không mở miệng là đã chết từ trước. Tách riêng thịt, bỏ vỏ. Nước luộc hến để lắng gạn cát. Nước luộc hến đục lờ đờ như nước vo gạo, mùi vị ngang ngang.
Thịt hến có một số chất quan trọng như lysine, tryptophane, histidine, cystein, taurine, lecithin và các sterol. Ngoài ra còn khá nhiều chất khoáng với hàm lượng cao.
Đông y cho rằng, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm long đờm, chống nôn, tiêu đờm, tan hạch.
Hến có khả năng hấp thụ mạnh là nồng độ các chất này trong cơ thể con vật cao hơn môi trường. Ví dụ iod trong con hến cao gấp 200 lần trong trứng và thịt; kẽm trong l00g nhuyễn thể là 182mg, cao gấp 10 lần nhu cầu hàng ngày.
Hến và đái tháo đường: hến rất thuận lợi trong thực đơn người bệnh đái đường vì ít chất bột, thanh nhiệt, no lâu.
Hến hỗ trợ cường dương: các phân tích khoa học cho thấy các cơ quan sinh dục yếu là do thiếu chất kẽm. Hến có nhiều kẽm làm mạnh tình dục. Khá nhiều tài liệu quan niệm rằng nên dùng thức ăn chứa nhiều kẽm với mục đích làm mạnh tình dục. Riêng với chất kẽm, không nên uống thuốc mà chỉ bổ sung bằng thức ăn như thịt, nghêu, sò, ốc, hến.
Các nhận xét
Không có nhận xét & đánh giá nào được gửi.